Khám Phát triển thần kinh và vận động cho bé

Sự phát triển thần kinh và vận động của trẻ nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe tổng quát và khả năng học hỏi, hoà nhập xã hội của trẻ sau này. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu phát triển chậm hoặc kém sẽ giúp các bậc phụ huynh can thiệp kịp thời, từ đó cải thiện khả năng phát triển toàn diện của trẻ.
Monday, 09/09/2024

Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Việc theo dõi sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và can thiệp kịp thời. Với sự tiện lợi của khám từ xa, các bậc cha mẹ có thể dễ dàng tiếp cận các chuyên gia y tế để nhận tư vấn và theo dõi sự phát triển của con em mình mà không cần phải đến bệnh viện.

Bé có bị chậm phát triển thể chất không?

Chậm phát triển thể chất còn được gọi là chậm phát triển vận động thô.

Các ví dụ về sự chậm phát triển vận động là những khi em bé hoặc trẻ nhỏ:

  • Không thực hiện được kỹ năng mà bạn nghĩ bé có thể làm được
  • Chuyển động hoặc không chuyển động cơ thể như những đứa trẻ khác cùng tuổi
  • Đã từng có thể thực hiện một kỹ năng và không thể thực hiện được kỹ năng đó nữa
  • Gặp khó khăn khi thực hiện một kỹ năng mà những đứa trẻ khác ở độ tuổi của chúng có thể làm được

Với những trẻ chậm phát triển vận động thô, việc can thiệp sớm sẽ mang lại sự khác biệt lớn. Đừng đợi đến lần khám tổng quát tiếp theo của bé. Chậm vận động có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy cha mẹ cần tư vấn bác sĩ nhi khoa của bé về những vấn đề này, càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu phát triển thần kinh và vận động chậm hoặc kém

Đối với trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi):

  • Không quay đầu theo hướng có âm thanh hoặc ánh sáng.
  • Không cười hoặc không phản ứng khi có người tiếp xúc.
  • Không giữ được đầu thẳng khi bế.
  • Không có phản xạ cầm nắm khi đặt đồ vật vào tay.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

  • Không ngồi vững mà cần phải có sự hỗ trợ.
  • Không lật, bò hoặc không có dấu hiệu muốn di chuyển.
  • Không tạo ra các âm thanh bập bẹ hoặc không phản ứng khi được gọi tên.
  • Không dùng tay để cầm nắm hoặc chơi với đồ chơi.

Đối với trẻ từ 1-2 tuổi:

  • Không tự đứng lên hoặc đi lại mà cần sự hỗ trợ.
  • Khó khăn trong việc cầm nắm, ăn uống hoặc chơi với đồ chơi.
  • Không nói được từ đơn giản như “mẹ”, “bố” hoặc không bắt chước âm thanh.
  • Không có hứng thú với việc tương tác xã hội hoặc chơi đùa với người khác.

Đối với trẻ từ 2-3 tuổi:

  • Không thể chạy, nhảy hoặc khó khăn trong việc di chuyển.
  • Không nói được câu ngắn hoặc không hiểu được các chỉ dẫn đơn giản.
  • Khó khăn trong việc tự ăn, mặc quần áo hoặc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc cơ bản.
  • Không thể hiện được cảm xúc hoặc không có hứng thú với các hoạt động xã hội.

Hậu quả nếu không được can thiệp kịp thời

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất:

  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và hòa nhập xã hội.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm lý như trầm cảm, lo âu, tự kỷ.
  • Khả năng tự lập và thực hiện các hoạt động hàng ngày bị hạn chế.

Tác động đến gia đình và xã hội:

  • Gây ra sự lo lắng, căng thẳng cho các bậc phụ huynh.
  • Tăng chi phí chăm sóc y tế và các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

Công cụ theo dõi các mốc phát triển vận động của bé

Chúng tôi có công cụ để phụ huynh ghi nhận, tham chiếu tốc độ phát triển vận động thô, vận động tinh và trí não của trẻ trên ứng dụng. Đây là chương trình sức khỏe dành riêng cho thành viên Wellcare. Công cụ này là điểm khởi đầu cho những các bé ở độ tuổi sơ sinh, mới biết đi và trẻ mẫu giáo đến 5 tuổi. Công cụ này nhằm hỗ trợ cho phụ huynh có thể có các lo lắng về quá trình phát triển thể chất của con mình. Công cụ này bao gồm:

  • Các tài nguyên giúp gia đình tìm hiểu thêm về tình trạng chậm phát triển thể chất và các tình trạng liên quan ở trẻ em;
  • Lời khuyên khi nào thì nên tư vấn với bác sĩ nhi khoa của bé.

Bởi vì, từ sơ sinh đến 5 tuổi, các bé cần đạt được các mốc quan trọng trong cách chơi, học, nói, hành vi và chuyển động. Cha mẹ cần phải theo dõi sự phát triển của con trên tất cả các khía cạnh này và hành động sớm nếu nhận thấy có điều đáng lo ngại. Để bắt đầu, hãy tải ứng dụng và đăng ký chương trình sức khỏe Cùng con khôn lớn.

Các bước đặt hẹn khám từ xa cho bé chậm phát triển thần kinh và vận động

Tải ứng dụng. Đăng ký chương trình Cùng con khôn lớn.

Chọn bác sĩ

Viết Mô tả chi tiết và Câu hỏi

  • Bắt đầu bằng việc liệt kê các kỹ năng bé đã làm được (và chưa làm được dựa theo độ tuổi). Bạn tham khảo các cột mốc trong chường trình Cùng con khôn lớn để tham chiếu.
  • Chọn và liệt kê những kỹ năng cần được tư vấn với bác sĩ nhi khoa.
  • Thêm vào danh sách cả những kỹ năng mà bé có thể thực hiện được nhưng không như cha mẹ kỳ vọng, hoặc vẫn thấy băn khoăn rằng liệu kỹ năng đó có được phát triển đúng cách hay chưa.

Chụp hình và Quay video

Thu thập các hình ảnh và video ngắn về cách bé giao tiếp và vận động.

Thanh toán, nhận thông báo trên ứng dụng

Hẹn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ nhi khoa tại ứng dụng. Trong vòng 30 phút kể từ thời điểm thanh toán thành công, sẽ có xác nhận trên ứng dụng.

Tư vấn đúng hẹn với bác sĩ

Bác sĩ sẽ trò chuyện, hỏi để làm rõ hoặc xác nhận lại các thông tin nếu cần thiết, giải thích và tư vấn cho phụ huynh hướng giải quyết.

Quay lại ứng dụng đọc Dặn dò và làm theo hướng dẫn.

Bác sĩ sẽ viết lại Dặn dò và xác nhận hoàn tất cuộc hẹn. Tại thời điểm bác sĩ xác nhận hoàn tất, ứng dụng sẽ gửi thông báo để phụ huynh quay lại bệnh án và đọc Dặn dò.

What we treat
LogoYour TRUSTED health partner
We help you maintain a good health and when you have problems we connect you with the best specialists.
Company info
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Download the app
Follow us
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved