Khi nào cần khám cho trẻ - khám trực tiếp hay khám online?

Có đôi lúc con gái 3 tuổi thức giấc đột ngột và sốt vào lúc 2 giờ sáng và sốt đến 39 độ. Hoặc là đứa anh 10 tuổi của nó đi học về với cái chân bị thương do chơi bóng đá… Mỗi ngày cha mẹ chúng ta đều phải đối diện với hàng tá vấn đề của bọn trẻ như vậy, làm sao để biết khi nào thì cần đưa chúng đến bệnh viện ngay lập tức, hoặc là có thể chỉ cần hỏi bác sĩ cách chăm sóc và theo dõi tiếp ở nhà? Những lúc như vậy, cha mẹ trước hết gọi thoại hoặc gọi video với các bác sĩ trên Wellcare, bác sĩ chính là người đưa ra lời khuyên xác đáng vào lúc ta cần nhất!
Monday, 11/10/2021

Chuẩn bị gì trước khi khám online?

Việc viết thông tin trước lên bệnh án điện tử không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian hỏi đáp, dành thời lượng đăng ký cho những giải thích và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Ngoài những mô tả về tình trạng hiện tại của trẻ, điều các bác sĩ quan tâm luôn luôn là diễn tiến của bệnh / vết thương từ lúc khởi phát, để xác định xem liệu các triệu chứng có đang tiến triển tốt dần lên, hay đang tệ dần đi(?) Cha mẹ cũng nên liệt kê đầy đủ các câu hỏi lên bệnh án điện tử, để bác sĩ đọc trước, nhằm giúp bác sĩ khoanh vùng phạm vi nội dung tư vấn, tránh lan man lãng phí thời lượng tư vấn đã đăng ký. Ví dụ:

  • Tình trạng hiện tại
  • Diễn tiến bệnh từ lúc bắt đầu
  • Các thuốc đang sử dụng hay các biện pháp điều trị đã áp dụng, và hiệu quả đạt được
  • Tiền sử: Tất cả các bệnh lý mãn tính, như suyễn, tiểu đường, dị ứng thuốc & thực phẩm
  • Bệnh sử gia đình, những người cùng huyết thống
  • Lịch sử tiêm chủng
  • Chỉ số cơ thể
  • Bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng về tình trạng của trẻ.

Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn giấy bút để ghi chép lại các Dặn dò của bác sĩ về cách chăm sóc, khi nào thì cần tái khám và khi nào thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Khi nào cần khám?

Sau đây là hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi các triệu chứng và cách nhận biết các tình huống khẩn cấp của trẻ. Lưu ý: Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần cha mẹ cẩn trọng hơn nhiều là trẻ lớn, không chỉ bởi chúng quá nhỏ đến mức không thể bày tỏ sự khó chịu rõ rệt ra bên ngoài, mà còn bởi diễn tiến bệnh của chúng cũng nhanh hơn so với trẻ lớn.

Trẻ nhỏ DƯỚI 3 tháng tuổi, hãy đi khám ngay khi:

  • Trẻ ngủ li bì, không có phản xạ, khó đánh thức, nhợt nhạt
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn 38 độ trở lên
  • Thở khó, thở khò khè hoặc rên rỉ
  • Nôn trớ liên tục (không phải ọi sữa) hoặc ói rất nhiều 1 lúc lâu sau khi ăn.
  • Bỏ từ 2 cữ sữa trở lên
  • Tiêu chảy rất lỏng
  • Không tiêu tiểu trong 8 tiếng liên tục
  • Chấn thương
  • Tự dưng thấy màu da chuyển vàng, hoặc bệnh vàng da sơ sinh không cải thiện
  • Khóc rất khó chịu hoặc khóc ré lên trong hơn 1 giờ liền
  • Da tấy đỏ như xuất huyết dưới da hoặc là đốm tím / đỏ

Trẻ TRÊN 3 tháng tuổi, hãy đi khám ngay khi:

  • Thở khó
  • Trông rất mệt, đừ hơn rất nhiều những lần bệnh thông thường
  • Da tấy đỏ, trông giống như xuất huyết dưới da, hoặc là đốm tím / đỏ
  • Đau bụng hoặc bao tử kéo dài trên 2 tiếng hoặc tăng dần. Đặc biệt là đau bụng dưới, bên phải.
  • Có dấu hiệu mất nước: không đi tiểu trong vòng 12 tiếng, khô miệng có cảm giác dính, khóc mà không thấy nước mắt, đừ và không phản ứng với xung quanh
  • Đi cầu hoặc ói ra máu
  • Đau đầu nhiều
  • Sốt 40.5 độ C trở lên
  • Viêm da ngày càng nặng hơn: các vùng da đỏ ngày càng lan rộng, xuất huyết dưới da, sần cứng, mưng mủ - đặc biệt khi có kèm sốt.

Hoặc GỌI BÁC SĨ để khám từ xa qua Gọi thoại hoặc Gọi video khi:

  • Nôn trên 24 giờ (nếu không có tiêu chảy kèm theo) và không có dấu hiệu mất nước
  • Đau tai
  • Sốt trên 38.5 và kéo dài trên 72 tiếng ở trẻ trên 3 tháng
  • Các triệu chứng ho hoặc cảm lạnh kéo dài trên 10 ngày
  • Sốt kèm đau họng
  • Phát ban kéo dài trên 3 ngày
  • Chấn thương nhẹ kèm sưng hoặc đau dai dẳng
  • Các triệu chứng xuất hiện và biến mất trong một thời gian dài
  • Các triệu chứng kéo dài hơn bình thường
  • Và những lúc cha mẹ không chắc chắn liệu trẻ có cần được bác sĩ kiểm tra hay không.

Đến bệnh viện ngay nếu bị chấn thương và nôn ói kèm các biểu hiện sau:

  • Phần chấn thương biến dạng
  • Chấn thương đầu có chảy máu
  • Vết thương hở cần khâu lại, hoặc chảy máu không cầm được
  • Nếu trẻ không cử động được cánh tay hoặc chân bị thương sau 1 giờ đồng hồ từ lúc chấn thương
  • Vết cắn của động vật (hoặc người) gây trầy xước
  • Chấn thương vùng mắt gây đau, hoặc chảy nước mắt kéo dài trên 15 phút.
  • Đến phòng chống độc của bệnh viện ngay sau khi nuốt / hít / hoặc bị chất độc rơi vào mắt hoặc vào da.

Các bước đặt Khám từ xa

  • Bước 1 tải ứng dụng
  • Bước 2 đăng ký khám & Thanh toán phí: Chọn bác sĩ và thời gian khám trên ứng dụng. Wellcare hỗ trợ các hình thức thanh toán trực tuyến như: chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng.
  • Bước 3 bổ sung bệnh án: Care Team sẽ hướng dẫn bạn bổ sung thêm các thông tin, hình ảnh, video… cần thiết.
  • Bước 4 khám đúng giờ: đúng giờ hẹn, bạn gọi thoại hoặc gọi video với bác sĩ. Sau khi khám, bạn nhận thông báo ‘hoàn tất’ phiên tư vấn từ bác sĩ trên ứng dụng, bạn quay lại bệnh án điện tử để xem Dặn dò và Hướng dẫn điều trị.
Khi Nào Cần Gọi Bác Sĩ?
LogoĐối tác sức khỏe TIN CẬY
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved