Giải pháp Telemedicine nào cho y tế Việt Nam?

Telemedicine không chỉ góp phần giảm tải cho bệnh viện, giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh, mà còn góp phần tích cực trong nỗ lực phổ cập công tác Y tế dự phòng và Bác sĩ gia đình cho Y tế Việt Nam.
Monday, 28/05/2018

Wellcare 15/12/2016

* Telemedicine (Y tế từ xa) là một bước tiến mới của Y tế thế giới.
- Telemedicine là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và kỹ thuật trong khám chữa bệnh.
* Telemedicine không chỉ bao gồm phần mềm ứng dụng, mà còn là giải pháp hệ thống.
- Telemedicine thông qua mạng lưới siêu thông tin sẽ đưa các thành tựu y học đến tận những người dân ở vùng xa trung tâm tại bất kỳ một quốc gia nào.

Xu hướng chung của thế giới

Teledoc, một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực Telemedicine tại Mỹ, đã lập kỷ lục mới với tổng số 101.600 lượt tư vấn sức khỏe qua điện thoại trong tháng 11/2016. Cao nhất có ngày ghi nhận được 4.158 cuộc gọi và cứ mỗi 8.5 giây có 1 cuộc gọi từ bệnh nhân. Cột mốc ấn tượng này đạt được nhờ sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng Telemedicine từ cả bệnh nhân quen lẫn các bệnh nhân đăng ký mới. Hội Telemedicine Hoa Kỳ (ATS - The American Telemedicine Association) đã dự đoán ngành Telemedicine có thể đạt được 1,25 triệu cuộc gọi tư vấn trong năm 2016.(1)

Khu vực châu Á cũng đã triển khai Telemedicine, đi đầu có Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc… Tại Malaysia, mỗi công dân đều có Y bạ điện tử trọn đời. Trước khi thăm khám, bất cứ bác sĩ nào cũng đều có thể nghiên cứu thông tin về sức khỏe và tiền sử bệnh án của bệnh nhân từ khi sinh ra cho tới thời điểm hiện tại, từ mọi quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc triển khai Telemedicine cũng đã có một vài bước tiến lớn. Từ 2012, Sở Y tế đã xây dựng đề án Telemedicine, chủ động đầu tư xây dựng hội nghị từ xa từ 18 điểm cầu tại các đơn vị y tế trực thuộc. Vào ngày 12/07/2016, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương hệ thống Telemedicine với mục đích nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh giữa bối cảnh điều kiện thiết bị cũng như nguồn lực chuyên môn y tế tại Quảng Ninh đa phần còn hạn chế, đặc biệt tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số…(2)

Giai đoạn từ 2011-2015, Bộ Quốc Phòng và Bộ y tế cũng hoàn tất việc đưa một vài ứng dụng Telemedicine vào thí điểm tại một số bệnh viện như:  Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), Bệnh viện 175 (Tp Hồ Chí Minh), Bệnh viện 211 (Tây Nguyên), Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn - với điểm trung tâm đặt tại Hà Nội, Bệnh viện 103 (Hà Nội), Bệnh viện 121 (Cần Thơ) và Bệnh viện 87 (Khánh Hòa); Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. (3)

Telemedicine và Y tế dự phòng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định: "Dịch vụ Telemedicine giải quyết được khó khăn về khoảng cách địa lý, giúp nhân viên y tế sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện liên lạc để chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật và thương tích (...), tất cả vì lợi ích thúc đẩy sức khỏe cộng đồng." (TELEMEDICINE in Member States - WHO 2010)

Trong phạm vi của mục tiêu Y tế dự phòng, mHealth đã xây dựng thành công ứng dụng Telemedicine cho phép người dùng chủ động phòng ngừa bệnh, giảm thiểu các biến chứng do bệnh và tư vấn với bác sĩ trong khi mới chớm bệnh hoặc tái khám định kỳ. Thông qua mạng lưới hệ thống, bác sĩ có thể đưa ra các gợi ý chẩn đoán, điều trị, hướng chăm sóc trong trường hợp người bệnh không nhất thiết hoặc không thể có mặt tại phòng khám. Từ xa, bác sĩ luôn có thể nghiên cứu đầy đủ thông tin về tình trạng người bệnh như: Tiền sử bệnh, hình ảnh của các kết quả khám lần trước, xét nghiệm, chụp X-quang, siêu âm, đơn thuốc … trước khi cân nhắc đưa ra lời tư vấn hoặc yêu cầu bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong tình huống khẩn cấp. Telemedicine không chỉ góp phần giảm tải cho bệnh viện, giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh, mà còn góp phần tích cực trong nỗ lực phổ cập công tác Y tế dự phòng và Bác sĩ gia đình cho Y tế Việt Nam.

mHealth của năm 2016

Wellcare.vn của mHealth Technologies, là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực telemedicine tại Việt Nam. Công nghệ hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân đã triển khai trong năm 2016 bao gồm:

  • Tư vấn với bác sĩ qua điện thoại với trên 100 bác sĩ đầu ngành từ 25 chuyên khoa, hiện đang công tác tại các phòng khám quốc tế và bệnh viện uy tín của tp.HCM.
  • Tính năng gọi cấp cứu, tự động gửi địa chỉ GPS và bản đồ của người gọi vào bệnh viện và lái xe cứu thương, giúp cho tìm kiếm địa chỉ người bệnh nhanh và chính xác hơn.
  • Đặt lịch khám trực tuyến với bác sĩ tại phòng khám, bệnh viện
  • Công cụ chăm sóc sức khỏe chủ động, phòng ngừa biến chứng bệnh mãn tính, bao gồm: Nhật ký thai kỳ, Nhật ký trẻ sơ sinh, Sống khỏe cùng bệnh tiểu đường, Chế độ ăn thực dưỡng hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Bài tập cho người bệnh tiểu đường và tim mạch, Bài tập cải thiện tật cận thị, Nhận biện triệu chứng - xác định bệnh.
  • Sổ tiêm chủng điện tử: lưu trữ trọn đời, thoải mái chia sẻ và tự động nhắc lịch tiêm.
  • Thiết bị y tế thông minh nhập khẩu - tự động kết nối ĐTDĐ để lưu trữ và chia sẻ với bác sĩ gia đình và người thân.
  • Các dịch vụ này được cung cấp trên nền website http://wellcare.vn, ứng dụng di động Wellcare và ứng dụng tin nhắn Facebook Messenger sử dụng công nghệ chatbot.

Chú thích:

(1) Số liệu: http://www.businesswire.com, 06/06/2016

(2) Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, 29/08/2016

(3) Tham khảo: http://suckhoedoisong.vn và Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

mHealth Technologies 12/2016

Phạm vi điều trị
LogoĐối tác sức khỏe TIN CẬY
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2025 • Wellcare • All Rights Reserved